Chi phí cho một chuyến đi lặn biển - Kinh nghiệm đi biển cho bạn
Không biết bơi có lặn ngắm san hô được không? Có nên mua mat na lan bien hay không? Đi lặn biển cần trang bị những gì? Đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Tất nhiên là được, nhưng thiệt thòi nhiều: mất thêm tiền oan (tiền thuê người kéo vào bãi san hô chẳng hạn, biết bơi thì tự bơi cho khỏe) – không chủ động – nguy hiểm…
Nói chung là hội những người không biết bơi nên đi tập bơi đi! Chỉ 4-5 buổi là có thể tập bơi được rồi.
Không biết bơi đi lặn ngắm san hô bằng bình khí (scuba diving) có hướng dẫn viên kéo, lặn bằng mặt nạ ống thở (snorkeling) thì có áo phao – nên không biết bơi cũng có thể lặn được nhé! Nhưng phải trả thêm tiền, hoặc lặn áo phao chỉ nổi trên mặt nước không lặn được sâu, không tự tin…vv cũng mất đi phần nào thú vị.
Scuba Diving: kiểu lặn mang theo bình oxy ở sau lưng
Ưu điểm của scuba diving: với kiểu lặn ngày bạn có thể xuống được sâu – rất sâu. Người thường có thể xuống 5-10m, thợ lặn có bằng có thể xuống 13 – 15m, thợ lặn chuyên nghiệp có thể xuống 2 – 30m. Càng sâu san hô càng đẹp, càng ngắm được nhiều thứ thú vị dưới lòng đại dương.
Tuy nhiên lặn theo loại hình này bạn phải trả nhiều tiền, cụ thể lặn bình khí ở Phú Quốc bạn sẽ phải trả thêm 600k (dành cho người không có bằng, lặn cùng hướng dẫn viên) và trả 2 – 300k (nếu bạn có bằng lặn, bằng này học từ 6 – 10,000,000VND ở Nha Trang)
Lặn snorkeling – lặn bằng mặt nạ ống thở
Snorkeling là lặn bằng mặt nạ có ống thở nhựa, kiểu này chỉ lặn được ở vùng nước nông. Nôm na là úp mặt xuống nước, ai bơi giỏi cũng chỉ lặn 1-2 mét là lại phải lên lấy hơi. Thích hợp với những bãi san hô nước cạn.
Ưu điểm là lặn kiểu này rẻ, nhược điểm không xuống được sâu.
Thật sự quá khó cho dân du lịch bụi khi muốn có một trải nghiệm thú vị nhất nhưng chi phí bỏ ra quá tốn kém. Tất cả những vấn đề bạn gặp phải ở đay chính là nếu muốn lặn sâu thì chấp nhận bỏ ra một chi phí khá đắt đỏ, nhưng nếu kinh tế eo hẹp thì phải chấp nhận một sự trải nghiệm hời hợt...
Một giải pháp khá hay ho và kinh tế cho bạn ở đây là bình dưỡng lặn khí mini - Scorkl. Cung cấp cho bạn đến 10 phút dưới nước, kèm theo bộ cấp khí có thể nạp lại lượng sau khi dùng hết mà không cần phải thuê mướn.
Tính trung bình giá của một chiếc mặt nạ lặn biển kèm bình dưỡng khí khoảng tầm trên 6 triệu, nếu sử dụng dịch vụ có sẵn 600k/lặn chưa tính phí thuê người, mướn đồ lặn thì bạn có nên bỏ khoảng 5 lần lặn dịch vụ ra để đổi lấy Bình dưỡng khí Scorkl này không?