Một số thiết bị Smart Home kết hợp Amazon Echo Alexa (Phần 1)

Các đồ dùng thông minh trong nhà kết hợp Alexa Amazon Echo

Như bạn đã biết thì Alexa Amazon Echo sẽ không giống các mẫu loa truyền thống. Khi bạn mua Alexa Amazon Echo về thì không phải đơn giản là dùng được ngay mà phải trang bị cho nó các thiết bị khác.

Những thiết bị đó gọi là smart home và ở Việt Nam cũng có bán mà không cần mua ở nước ngoài. Đối với những thao tác như đóng mở cửa, bật tắt đèn thì các smartphone sẽ ít tính năng hơn. Nhưng đối với việc dùng Loa Amazon Echo Dot để điều khiển máy lạnh, tivi thì phải mua những loại smartphone tiên tiến hơn.

Mua loa Echo Amazon ở đâu

Tại sao lại như vậy? Mình lấy một ví dụ như này nhé: bạn muốn tắt/mở đền thì chỉ cần 2 thao tác thôi đúng không. Nhưng với tivi thì sao? mở lên xem, tăng âm lượng, chuyển kênh... thì cần phải kết hợp với các smartphone có nhiều tính năng hơn. Qua đó thì vaithuhay sẽ tư vấn cho bạn những thiết bị chuyên dụng nhất để kết hợp với Alexa Amazon Echo nhé.

Bài viết này được vaithuhay soạn thảo, có tham khảo tại các nguồn khác nhau và có ghi nguồn dưới bài để tôn trọng tác giả. Bắt đầu thôi nào, hôm nay sẽ là phần 1 và giới thiệu chỉ 2 smart home thôi nhé.

1. Ổ cắm thông minh

+ Ổ cắm TP-link HS100 (550k): Tuy ghi điện áp 110V nhưng dùng được điện áp 220V ở Việt Nam.

Ưu điểm: Hoạt động chính xác, ổn định.

Nhược điểm: Ổ cắm dạng chân dẹt, kích thước hơi to.

TP-link HS100



+ Ổ cắm Sonoff (200 - 250k): Có 2 loại S20 và S22, nên mua loại S20 vì kích thước nhỏ và mỏng. Sản phẩm của Sonoff nên sử dụng được cả với Alexa và Google Home, tuy nhiên server nhiều khi không ổn định. Cài đặt dùng app ewelink và skill ewelink Smarthome.

Ổ cắm Sonoff

+ Ổ cắm Broadlink SP mini 3 (200k): Ưu điểm là nhỏ gọn nhưng hơi dầy. Nhược điểm là có 3 chân chéo, nếu muốn cắm vào ổ cắm thông dụng và không phải qua đầu chuyển thì phải bẻ đi 1 chân giữa. Cài đặt dùng app IHC và skill Broadlink Smart Plug.

2. Công tắc thông minh

+ Công tắc Sonoff basic (120k): Công tắc wifi kết nối trực tiếp với Echo qua skill, dùng để điều khiển tắt mở thiết bị (đèn, quạt, bình nóng lạnh...). Hd cài và sử dụng Ưu điểm: giá rẻ, kết nối wifi trực tiếp, công suất khá (2200W) Nhược điểm: lắp vào ổ điện hơi khó và xấu, công tắc điểu khiển là một nút bấm nên khó dùng với các thành viên khác trong gia đình, nếu khéo tay nên DIY để đẹp hơn. Nơi mua: Shopee, lazada hoặc mua trực tiếp bác Thach Nguyen trong group.

Công tắc Sonoff basic

+ Sonoff Touch: Có các loại 1-3 nút trên 1 mặt, giá tương ứng 300-600k. Điều khiển được bằng cả Alexa, Google Home và bấm trực tiếp trên mặt cảm ứng. Cài, sử dụng và nơi mua tương tự Sonoff basic. Lưu ý: Nên chọn mua loại ổ chữ nhật (US) để phù hợp với ổ điện ở vn.

Sonoff Touch

+ Công tắc Homematic IR/RF (150k): Là hạt công tắc điều khiển bằng hồng ngoại (IR) hoặc sóng vô tuyến (RF), điều khiển bằng Echo qua bộ điều khiển trung tâm. Ưu điểm: giá rẻ, công suất trung bình, có công tắc cảm ứng nên các thành viên khác trong gia đình có thể tự tắt mở được mà không cần Echo. Do kích thước hạt nhỏ nên phù hợp lắp thay loại Ổ công tắc có cả ổ cắm.

Công tắc Homematic IR/RF

+ Công tắc S168 (160k): Hạt công tắc điều khiển bằng sóng RF, tương tự công tắc Homematic nhưng dùng sóng RF 315Mhz. Ưu điểm là kích thước nhỏ gọn nên có thể lắp được nhiều hạt trên 1 mặt công tắc.

Công tắc S168

+ Công tắc TPE RF (120k): Hạt công tắc điều khiển bằng sóng RF 315Mhz, sử dụng tương tự công tắc Homematic. Nhược điểm các công tắc RF: cần phải mua thêm bộ điều khiển trung tâm (vd Broadlink RM Pro) để điều khiển. Sóng RF đôi khi không ổn định, bị nhiễu, miss lệnh. Nơi mua: Shopee, lazada hoặc mua trực tiếp NSX..

Công tắc TPE RF

Công tắc Wifi và RF đều có ưu điểm xuyên tường, xuyên tầng, tuy nhiên Công tắc Wifi có tính tương tác (có thể phản hồi trạng thái đèn on hay off) còn RF thì chỉ có 1 chiều gửi đi, ko biết trạng thái (trường hợp hô tắt đèn trên tầng, lúc nhiễu sóng thì đèn vẫn sáng cả đêm mà ko biết).

Cùng với đó Công tắc Wifi thường đắt hơn và cũng có điểm yếu chiếm dụng slot router. Nếu lắp nhiều thiết bị (trên 30 công tắc, ổ cắm...) thì nên ưu tiên các giải pháp RF, zigbee... hoặc kết hợp cả 2 loại công tắc wifi + RF.

Phụ kiện thông minh cho gia đình: Đèn Mặt Trăng 3D

Trên đây là bài giới thiệu về 2 thiết bị smarthome có thể kết hợp với Echo Amazon, và hôm sau sẽ là 2 thiết bị nữa. Trong mỗi thiết bị thì có những phụ kiện nhỏ, mà tùy vào giá tiền, nhu cầu sử dụng để bạn chọn mua phù hợp nhé.

Nguồn: Google - Smart Home Việt Alexa Echo