Tất tần tật về "Thuật ngữ bàn phím cơ"

Hiện nay nhu cầu sử dụng bàn phím cơ đang phổ biến cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều loại phím cơ được ra đời và bán rộng rãi trên thị trường. Cùng với đó việc custom những phím cơ cũng ngày càng trở nên phổ biến. Trong bài viết lần này Vaithuhay sẽ giúp cho anh em hiểu tất tần tật về các loại thuật ngữ của bàn phím cơ.

Thuật ngữ liên quan đến Switch

Khác biệt lớn nhất giữa bàn phím cơ và bàn phím thông thường nằm ở một bộ phận phía dưới mỗi phím có tên "Switch". Có nhiều loại switch và anh em sẽ thường gặp phải những thuật ngữ dùng để miêu tả chúng như sau:

  • Clicky: là âm thanh click click vang lên từ switch khi có lực ấn phím, nó hoàn toàn khác với kiểu switch tacticle (không có âm thanh click khi bấm).

  • Electrostatic capacitive switch: là loại công tắc thay thế bán cơ học, dùng một vòm cao su hoặc nhựa trên một lò xo hình xoắn ốc nằm trực tiếp trên bảng mạch bàn phím. Topre là nhãn hiệu switch điển hình cho loại công tắc này. Switch Topre tạo ra cảm giác bấm đặc biệt khác lạ so với công tắc cơ học truyền thống Cherry.

  • LED: là các di-ot phát sáng. Hầu hết các switch hiện đại được cung cấp đèn LED tùy chọn tích hợp, cho phép chiếu sáng đơn giản hoặc nhiều màu RGB phức tạp hơn.

  • Linear: là một dạng thiết kế switch với chuyển động mượt mà từ trên xuống dưới và trong suốt quá trình truyền động không có âm thanh hay phản hồi xúc giác. Linear switch thường được các game thủ ưa chuộng, đặc biệt trong các trò chơi đòi hỏi tốc độ cao, chuyển động nhanh hay trong môi trường chơi game cần hạn chế tiếng ồn.

  • Tacticle: là sự hòa quyện hoàn hảo giữa âm thanh gõ phím không quá ồn của Linear và tốc độ phản hồi cực nhanh nhạy của Clicky. Điểm đặc biệt của dòng switch này chính là cảm giác gõ khá đầm và chắc tay.

  • Spring: là lò xo kim loại bên trong mỗi switch cung cấp lực cản, lò xo này đi xuống khi có phím ấn, gõ xuống miếng đồng tạo tín hiệu. Các lò xo làm từ kim loại cứng hơn và dày hơn sẽ tạo cảm giác gõ mạnh tay hơn.

    • Single stage: Lò xo 1 giai đoạn

    • Double stage: Lò xo 2 giai đoạn

 

> Nếu so sánh giữa spring single stage, spring double stage. Thì spring double stage sẽ nhanh hơn, nhiều lực đàn hồi hơn.

  • Stem: là phần nhựa kết nối switch với keycap. Mỗi loại stem sẽ quyết định loại keycap nào tương ứng với switch đang dùng trên bàn phím, hiện tại loại stem hình chữ thập như Cherry MX là phổ biến nhất.

Các thuật ngữ liên quan đến Keycap

  • Artisan keycap: là loại keycap tùy chỉnh và chế tạo đặc biệt bằng phương pháp thủ công. Keycap artisan được tạo ra với các phôi tinh xảo và được sơn phết theo chủ đề cụ thể nhất định, có độ thẩm mỹ cao, và thường tạo ra một điểm nhấn về mặt trang trí nhiều hơn.

  • Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrine): là loại chất liệu thường được dùng cho hầu hết các bộ keycap bởi khả năng lên màu thuốc nhuộm rất chính xác. ABS cũng là loại nhựa chịu lực và biến dạng tốt với trọng lượng nhẹ nên rất thích hợp để làm keycap. Đồng thời đây cũng là loại nhựa thân thiện với môi trường khi dễ tái chế.

  • Novelty keycaps: một hoặc một vài keycap được thiết kế và in ấn theo một chủ đề nhất định, thường related đến văn hóa, thời trang, phim ảnh, hoạt hình. Loại này cũng dùng để thay thế mang tính thẩm mỹ cao và thường dễ tìm hơn artisan keycap.

  • OEM profile: là cấu hình keycap tiêu chuẩn cho hầu hết các keycap set và bàn phím cơ. Trong đó mỗi keycap có phần đỉnh bằng phẳng, với một núm hình trụ nhẹ và nghiêng để phù hợp với hình dạng của ngón tay khi gõ xuống. OEM và keycap có profile tương tự có chiều cao và góc hơi khác nhau cho các hàng phím khác nhau.

  • Nhựa PBT (Polybutylene Terephthalate): một loại nhựa chịu nhiệt và có độ chống chịu hóa học cao. Thường các keycap làm từ nhựa này được xử lý hơi sần. Tuy nhiên nhựa PBT không thân thiện với môi trường lắm do rất khó tái chế.

  • Nhựa POM (Polyoxymetylen): một loại nhựa hiếm hơn với mật độ cao như PBT nhưng cho bề mặt láng mịn hơn cả ABS.

    • POM Kailh: là loại công tắc cơ học trên bàn phím máy tính có thiết kế khá đặc biệt khi xung quanh chân switch được bao bọc một vòng nhựa giúp chống nước và bụi bẩn. Tuổi thọ lên đến ~70 triệu lần nhấn phím nên bạn có thể yên tâm sử dụng những chiếc bàn phím cơ sở hữu switch này một cách thoải mái.

>>> Xem thêm sản phẩm bàn phím LOFREE FLOW với chất liệu POM Kailh Tại đây

Thuật ngữ liên quan đến hành trình phím

  • Pre-Travel: hành trình di chuyển của stem từ 0 đến điểm kích hoạt

  • Travel: hành trình di chuyển của khối trượt (slider/stem) bên trong switch.

Các thuật ngữ liên quan đến lực ấn

  • Operation force: đơn giản là lực gõ, được đo lường bằng đơn vị cN (centinewton) hay gam. Chỉ số kỹ thuật của switch thường phân biệt giữa Initial Force (lực gõ ban đầu) và Bottom Out Force (lực gõ chạm đáy). Người chơi muốn tìm hiểu sâu hơn có thể tìm Force Curve của switch, thể hiện biến thiên về lực trong cả hành trình gõ.

  • End force: Lượng lực (gram) cần thiết để đạt đến điểm cuối quãng đường di chuyển của switch.

  • Bottom out: là hành động nhấn phím đến tận cùng chiều sâu của phím. Các phím cơ đa phần hoạt động trước khi chạm đáy, nghĩa là phím nhạy và cần ít lực hơn, trong khi các bàn phím màng/vòm thì thường cần nhiều lực bấm hơn để phím đi hết chiều cao.

Thuật ngữ liên quan đến keycap Legends và Printing

  • Backlit keycap: là loại keycap cho phép ánh sáng từ đèn LED đi qua nắp để chiếu sáng phần in ấn ở trên (legend). Backlit cap có thể được sản xuất bằng cách sơn lên nhựa mờ và cắt laser theo các legends, hay bằng cách sử dụng nhựa mờ trên nhựa mờ với công nghệ in doubleshot.

  • Blank: là các keycap trống, không có in ký tự hay bất kỳ dạng legends nào. Được ưa chuộng bởi những người đam mê sưu tầm keycap và có khả năng đánh máy siêu đẳng không cần nhìn đến bàn phím. Keycap dạng này không khuyến khích dùng với người mới bắt đầu hay gõ máy vẫn cần nhìn ký tự.

  • Front-printed: là keycap với bất kỳ loại in ấn nào lên mặt trước của cap (là phần đối diện người dùng) thay vì mặt trên. Vị trí in này giúp cho keycap có khoảng trống semi-blank và cũng giúp ngừa hao mòn trên các legends.

Các thuật ngữ liên quan đến Layout

  • 40% layout: đây là bố cục cực tinh gọn, làm kích cỡ của bàn phím siêu mini. Đây là kích cỡ 60% trừ đi hàng phím số (hoặc đôi khi còn nhiều hơn nữa). Bàn phím cỡ 40% rất hiếm và thường được làm thủ công bởi những người đam mê, có khả năng tự lắp ráp bàn phím cơ.

  • 60% layout: là thiết kế nhỏ gọn, trong đó bỏ đi hàng chức năng trên cùng, gồm cả phím Esc, bỏ luôn cụm numpad và cụm mũi tên. Bố cục 60% khá phổ biến với những người đam mê bàn phím cơ, nhưng khi dùng đòi hỏi một số kỹ năng gõ đặc biệt với các tổ hợp phím để thay thế cho các phím chức năng đã tinh giản.

  • 75% layout: là bàn phím 60% mở rộng nhưng nhỏ hơn bố cục tenkeyless, đôi khi có bao gồm hàng phím chức năng, phím mũi tên, trang lên xuống, hay bất kỳ bố cục nào theo sở thích của người dùng. Bố cục 75% không có một tiêu chuẩn nào, và thường cũng được làm ra bởi người dùng có kỹ năng tự lắp ráp.

>>> Xem thêm sản phẩm bàn phím NUPHY AIR75 V2 với layout 75% Tại đây

  • ErgoDox: là một thiết kế bàn phím cơ theo bố cục công thái học dạng tách rời. Thiết kế này là một nguồn mở, và là tùy chọn phổ biến cho các bản bàn phím tự dựng với bộ dụng cụ dễ dàng tìm thấy trên thị trường.

Thuật ngữ liên quan đến các phần khác

  • Case: là phần nhựa hoặc kim loại bao quanh PCB, tấm và switch.

  • Feet: các bộ phận bằng cao su hoặc nhựa nằm mặt sau của bàn phím, dùng để thay đổi chiều cao và độ nghiêng của bàn phím. Một số loại chân bàn phím có khả năng mở rộng cho phép thay đổi vị trí góc gõ.

  • Insert: các bộ phận nhỏ bằng nhựa có cuống và kẹp tích hợp gắn vào keycap, kết nối với bộ ổn định.

  • Keycap: nắp nhựa được kết nối với phần stem của switch, trên mỗi keycap có in các ký tự đại diện cho chức năng của keycap đó. Keycap có thể có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, dễ dàng thay thế tùy theo sở thích người dùng.

  • PCB: bảng mạch in, là bộ phận đăng ký nhấn phím và gửi tín hiệu điện tử qua cáp đến máy tính của bạn.

  • Plate: là một tấm kim loại hoặc nhựa nằm trên PCB để bảo vệ che chăn cho PCB. Các switch có thể được gắn trên PCB hay trực tiếp trên Plate tùy loại và thiết kế.

  • Stabilizer: các thân và/ hoặc thanh bổ sung được thêm vào các phím lớn hơn, như phím space và phím Enter để ổn định tuyến tính cho các phím này. Bộ ổn định có thể được gắn phía trên Plate và người dùng có thể chạm được (theo kiểu Costar) hoặc gắn dưới Plate để loại bỏ và thay thế keycap dễ dàng hơn (theo kiểu Cherry).

Các thuật ngữ related đến phụ kiện bàn phím cơ

  • Backlighting: đèn LED gắn vào các công tắc riêng lẻ. Đèn nền có thể được dùng cho các mục đích chức năng hay để chiếu sáng các legends trên bàn phím và cả cho việc trang trí bàn phím.

  • DIP switch: Dual Inline Package: công tắc điện gói nội tuyến kép có thể sửa đổi bố cục của bàn phím mà không cần bất cứ phần mềm hay chương trình bổ sung nào. DIP không phải là công tắc chính, và luôn được tìm thấy dễ dàng phía dưới bàn phím.

  • Ghosting: các phím không có tác dụng khi nhấn tổ hợp phím.

  • N-keyRollover: là khả năng bàn phím xử lý nhiều lần nhấm phím đồng thời và nhập chính xác chúng theo trình tự cho máy tính. Bàn phím có chức năng Nkeyrollover càng nhiều thì người dùng càng gõ nhanh mà không gặp lỗi.

  • Key tester: là một khung với switch từ các nhà sản xuất khác nhau được gắn tại chỗ để kiểm tra sự khác biệt về cảm giác gõ của mỗi loại switch. Key tester không phải là một bàn phím mà chỉ là công cụ để kiểm tra switch cho bàn phím.

  • Keycap puller: công cụ kéo keycap có dạng kẹp giúp gắp keycap ra dễ dàng hơn, giảm thiểu xác suất làm vỡ keycap, nhờ định dạng thẳng kéo keycap ra theo đường thẳng mà không bị lệch sang một bên khi thao tác.

  • O-ring: vòng giảm chấn, là một vòng nhỏ được đặt trên thân phím để làm giảm âm thanh và điều chỉnh một ít cho cảm giác bấm. O-ring có thể được cài lên bất kỳ stem kiểu Cherry nào.

  • RGB: Red Green Blue, dùng để chỉ đèn LED có thể tùy chỉnh thành rất nhiều màu nhiều cấp độ khác nhau trực tiếp từ bàn phím hay từ phần mềm đi kèm với mỗi bàn phím.

Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết này trên Vaithuhay.com, và đừng quên để lại ý kiến và câu hỏi của anh em dưới đây. Hãy tiếp tục theo dõi Vài Thứ Hay để cập nhật thông tin về các sản phẩm mới. Cảm ơn và chào tạm biệt, các Hayers! Vài Thứ Hay sẽ gặp lại các bạn trong những bài viết khác.