Tổng hợp các thiết bị và dụng cụ cần trang bị khi lặn biển
Đi lặn biển cần trang bị những gì? Bạn có nên sắm cho mình một chiếc mặt nạ lặn biển hay những thiết bị không? Đi biển nhiều ngày và du lịch thì cần trang bị những phụ kiện nào? Cùng Vài Thứ Hay tìm hiểu một số thiết bị và dụng cụ lặn biển cần trang bị trước khi lặn nhé!
Một số thiết bị và dụng cụ lặn biển cần trang bị
Để nhìn thấy và bơi lặn dưới nước được thoải mái, an toàn và cũng là để chuyến du lịch lặn biển của bạn thành công mỹ mãn thì bạn cần có một số vật dụng hổ trợ như:
Áo phao lặn biển
Dùng để nổi người khi xuống nước, mặt khác áo phao các tác dụng khác như chống va đập, trầy xước khi sóng đập vào gành đá, san hô. Áo phao được thiết kế thường dùng những màu sắc nổi, sáng có thể phát hiện từ xa nhằm thuận lợi cho công việc cứu hộ. Chọn áo phao ngòai phù hợp với kích thước còn chú ý đến vấn đề cân nặng của mỗi người.
Mắt kính lặn biển
Dùng để quan sát dưới nước, giúp người lặn có thể nhìn thấy rỏ cảnh vật phía dưới. Mắt kính tốt là mắt kính có tầm quan sát rộng, nhìn rỏ, lớp su mềm, lặn sâu không vô nước, lâu bị biến chất . Mặt kính trong, chống va đập tốt.
Ngoài ra trong trường hợp bạn muốn lặn xuống sâu hơn và trong thời gian lâu hơn cũng có thể sử dụng thiết bị như mặt nạ lặn biển kèm bình dưỡng khí. Lúc này bạn sẽ vừa có thể nhìn rõ cảnh vật vừa có nhiều oxy để thỏa thích khám phá đại dương.
Chân vịt
Giúp cơ động nhanh dưới nước, khi bơi xa, lặn sâu. Khi bơi một phần do tác dụng của lực cản của nước cộng với dòng chảy nếu như không mang chân vịt sẽ nhanh mất sức. Chọn chân vịt cho vừa vặn chân, chật quá gây đau chân hay rộng quá thì có thể bị tụt, mỏi chân. Chân vịt tốt là chân vịt phải có độ dẻo tốt, bền, lực rẽ nước nhiều, thỏai mái khi bơi.
Đồ lặn biển
Dùng giử ấm và bảo vệ trầy xướt khi bị va đâp hay vết cắn. Lựa chọn bộ đồ lặn sao cho vừa vặn, không rộng quá nước sẽ lồng hết vào và lưu thông sẽ làm cơ thể mau mất nhiệt.Còn nếu chật quá sẽ khó thao tác và máu khó lưu thông.
Đồ lặn biển có 3 loại sau:
- Bộ đồ lặn sát người (body suit)
- Bộ đồ lặn ướt (wet suit)
- Bộ đồ lặn khô (dry suit)
a. Bộ đồ lặn sát người (body suit): Thường làm bằng nolon. Bộ đồ này bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi bị trầy sướt nhưng cách nhiệt rất kém nên chỉ mặc ở vùng nước ấm. Ngoài ra nó cũng giúp chống nắng khi bạn lên khỏi mặt nước.
b.Bộ đồ lặn ướt (wet suit): Đây là loại thông dụng, Có nhiều mẫu mã và độ dày khác nhau nên bộ đồ lặn ướt có khả năng cách nhiệt thích hợp cả ở nước lạnh 10 độ C và nước ấm 30 độ C.
c.Bộ đồ lặn khô (dry suit): Bộ đồ lặn khô cách ly bạn với nước làm cho bạn khô ráo. Nó là loại đồ lặn ấm nhất, chỉ dùng để lặn dưới môi trường nước lạnh dưới 10 độ C.
Ống thở lặn biển
Dùng để thở khi bạn nằm sấp trên mặt nước mà không phải ngẩng đầu lên. Lần đầu dùng trước khi lặn xuống nên mang ổng thở vào và cúi mặt xuống nước thở đều. Khi quen dần rồi muốn lặn thì nín hơi, lặn xuống.
Trong khi lặn không được hít vào bằng miệng vì trong ống hiện đang chứa đầy nước nếu không sẽ bị sặc ngay vì uống nước. Dùng được ống thở bạn sẽ rất thỏai và thích thú khi mái khi quan sát thế giới đại dương liên tục mà không cần phải cứ ngước lên, ngụp xuống.
Dao lặn biển
Dao lặn biển chủ yếu dùng để cắt, đào, hay xoi. Không được coi dao lặn biển là một vũ khí. Mục đích sử dụng dao trong khi lặn là khi lặn nếu bị vướng phải dây (có thể là cước câu, dây buột tàu thuyền bị đứt hay vứt bỏ sót lại dưới biển) bị quấn vào khó tháo hoặc không thể tháo ra được. Lúc này dùng dao đang đeo ở chân hay tay cắt đứt sợi dây để thoát lên.
Đồ lặn biển phụ
Bao tay, tất chân, mũ trùm đầu, đồng hồ đo áp suất, nhịp tim… : Để có thể đầy đủ hơn, ngòai những thứ ở trên nên trang bị thêm những đồ lặn biển phụ. Chức năng là giử ấm, chống trầy xướt, đồng hồ lặn biển phù hợp với lặn sâu như lặn bằng bình hơi, lặn dây.
Trên đây là tổng hợp các thiết bị và dụng cụ lặn biển bạn cần trang bị khi trước chuyến đi lặn của mình mà Vài Thứ Hay muốn chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có một chuyến đi an toàn và vui vẻ. Đừng quên theo dõi Vài Thứ Hay để xem các bài tin tức về sản phẩm công nghệ sáng tạo nhé!